Mắc cài kim loại
Cấu tạo từ thép không gỉ, đảm bảo tối đa về độ cứng chắc. Mắc cài kim loại là tiền thân đầu tiên của phương pháp niềng răng, tuy nhiên đến nay đã rất nhiều năm trôi qua, có nhiều loại mắc cài mới được ra đời có thể thay thế nhưng giới nha khoa vẫn không thể gạch tên mắc cài kim loại ra khỏi danh sách bởi hiệu quả mà nó đem lại.

Các trường hợp cần niềng răng
Phương pháp này được chỉ định và mang lại hiệu quả cao, khắc phục các trường hợp răng có những khuyết điểm sau:
- Răng hô, vẩu
- Răng móm, mặt lưỡi cày
- Răng thưa, hở kẽ, khoảng cách giữa các răng lớn
- Răng mọc lộn xộn, chen chúc
- Răng mọc lệch lạc, khấp khiển
- Khớp cắn hở, hai hàm răng không khít
- Khớp cắn sâu, cằm lẹm cười không thấy răng dưới
QUY TRÌNH NIỀNG RĂNG MẮC CÀI TẠI NHA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Thăm khám và tư vấn
Đặt thun tách kẽ/ nhổ răng
Gắn mắc cài
Định hình vị trí răng
Thăm khám định kỳ
Kết thúc điều trị
Bác sĩ thăm khám tổng quát răng của bạn
Chụp X-quang và đưa ra phác đồ niềng răng tối ưu nhất rút ngắn thời gian điều trị.
Khách hàng được tư vấn loại niềng răng, ưu thế của từng loại để lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.
Thun tách kẽ sẽ được đặt giữa các răng hàm nhằm tạo khoảng trống. Từ đó, các mắc cài sẽ dễ gắn vào răng hơn đồng thời tạo khoảng trống để cho răng chạy.
Không phải trường hợp nào cũng cần nhổ răng. Trong trường hợp răng bị hô móm, khấp khểnh nhiều, răng được nhổ sẽ giúp hàm thu lại, cải thiện hô móm, khấp khểnh.
Bác sĩ tiến hành làm sạch và bôi keo chuyên dụng lên răng để gắn các mắc cài.
Luồn dây cung qua các rãnh mắc cài và hoàn tất quá trình.
Các trường hợp cần định hình bởi sự hỗ trợ của Minivis sẽ trải qua bước này:
Bác sĩ sẽ đặt Minivis vào xương hàm để neo giữ cố định. Sau đó, gắn chun để kéo các răng còn lại đến vị trí đúng.
Thông thường từ 1- 2 tháng bạn sẽ phải đến gặp Bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng, mức độ dịch chuyển và đưa ra những điều chỉnh.
Trong thời gian này, bạn cũng sẽ được thay thế dây chun mới đối với mắc cài kim loại và sứ.
Khi răng đã đều và đẹp, Bác sĩ tiến hành tháo mắc cài dây cung, sau đó vệ sinh sạch răng.
Sau khi tháo mắc cài, bạn sẽ đeo hàm duy trì trong 6 tháng đầu vào buổi tối trước khi ngủ để cố định răng theo vị trí mới.
(Thời gian đeo sẽ phụ thuộc vào ý kiến chuyên môn Bác sĩ đối với từng trường hợp. )
Kết quả vĩnh viễn
Răng đều tinh tế
Không đau nhức - không tổn hại răng thật
Khôi phục chức năng ăn nhai
Các phương pháp niềng răng
Mắc cài kim loại
Kim loại luôn sở hữu sự rắn chắc và bền bỉ, niềng hiệu quả thời gian ngắn nhanh chóng mà lại vô cùng tiết kiệm.
Ưu điểm
- Chất liệu tương thích tốt, không gây dị ứng trong môi trường khoang miệng
- Chi phí niềng răng mắc cài kim loại được xếp vào hàng rẻ nhất, giao động trong khoảng từ 15 triệu đồng/2 hàm.
- Độ cứng chắc tốt, hiệu quả niềng răng nhanh và cao.
Nhược điểm
- Mắc cài kim loại sẫm màu hơn răng thật, do đó khi được gắn lên răng không đảm bảo tốt tính thẩm mỹ.


Mắc cài sứ
Mắc cài bằng hợp chất sứ có màu trắng đục, tương tự như màu răng. Tạo sự hài hòa giữa răng và khí cụ niềng, chỉ khi nhìn trong bán kính gần mới có thể nhận ra bạn đang niềng răng.
Ưu điểm
- Vật liệu an toàn, không gây kích ứng
- Đảm bảo tính thẩm mỹ tương đối tốt do có màu sắc tương tự như với màu răng thật, người đối diện khó nhận ra
- Chi phí rẻ, chênh lệch không đáng kể so với mắc cài kim loại, khoảng từ 20 triệu đồng
Nhược điểm
- Mắc cài sứ không có độ cứng chắc tốt bằng mắc cài kim loại, khi ăn nhai đồ cứng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng bị gãy vỡ
- Trong quá trình sử dụng, mắc cài sứ có thể bị chuyển màu ố vàng gây mất thẩm mỹ
- Cấu tạo của mắc cài sứ khá dày, trong quá trình đầu đeo niềng mắc cài pha lê khách hàng có thể thấy cảm giác bị cộm
Mắc cài pha lê (Sapphire)
Sử dụng mắc cài làm từ đá ngọc bích hoặc sapphire nhân tạo, Đá Sapphire có độ rắn chắc, bền bỉ, màu trắng trong suốt tự nhiên tinh tế và sang trọng.
Ưu điểm
- Vật liệu pha lê an toàn và tương thích tuyệt đối với môi trường khoang miệng
- Do có màu sắc trong suốt, mắc cài pha lê được đánh giá là đảm bảo tính thẩm mỹ cao trong quá trình niềng răng
- Mắc cài pha lê có cấu tạo mỏng nhẹ, mang lại cảm giác thoải mái trong quá trình đeo niềng
Nhược điểm
- Do có cấu tạo mỏng nhẹ nên mắc cài pha lễ cũng dễ bị vỡ khi bị tác động lực mạnh
- Trong quá trình ăn nhai mắc cài pha lễ cũng dễ bị xỉn màu
- Chi phí niềng răng mắc cài pha lê khá cao khoảng từ 30 triệu đồng.


Mắc cài mặt trong (mặt lưỡi)
Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn được gọi là niềng răng mặt lưỡi. Phương pháp này áp dụng cho mặt lưỡi của răng, giấu vào bên trong nên không ai thấy được bạn đang niềng.
Ưu điểm
- Mắc cài được gắn vào bên trong mặt lưỡi giúp đảm bảo thẩm mỹ tối đa trong suốt quá trình niềng răng
- Bề mặt răng không bị ảnh hưởng bởi quá trình niềng răng như bị mòn, ê buốt, răng ố vàng do khó vệ sinh,…
Nhược điểm
- Niềng răng mắc cài mặt trong chỉ được áp dụng cho những trường hợp răng bị xô lệch ở mức độ nhẹ, ngoài ra thời gian chỉnh nha cũng dài hơn so với niềng răng mặt ngoài
- Gây vướng víu khó chịu, cộm răng bởi nó tiếp xúc trực tiếp với lưỡi
- Gây khó khăn trong vấn đề vệ sinh
- Kỹ thuật thực hiện khó hơn, đòi hỏi bác sĩ cần có trình độ chuyên môn cao
- Chi phí niềng răng mắc cài mặt trong cao, giao động từ 80 triệu đồng
Mắc cài tự đóng
Trên mắc cài có một nắp trượt tự động, có khả năng giữ dây cung vào các khe mắc cài thay thế cho dây chun chuyên dụng cho nha khoa. Phương pháp niềng răng mắc cài tự đóng, có thể lựa chọn các dòng mắc cài như kim loại, sứ, pha lê, tuy nhiên thông dụng nhất là mắc cài kim loại.
Ưu điểm
- Đảm bảo thẩm mỹ tốt do không cần sử dụng dây thun chằng chịt, không bị ố vàng sau thời gian được lắp đặt trong khoang miệng
- Hạn chế việc bung mắc cài, tuột dây cung đảm bảo quá trình chỉnh nha không bị trì hoãn
- Giảm đau nhức khi răng di chuyển bởi mắc cài tự động trượt trên dây cung có tác dụng làm giảm lực ma sát
- Khi đã áp dụng phương pháp niềng răng này thì cũng không cần phải thường xuyên đến thăm khám bác sĩ.
Nhược điểm
- Mắc cài tự đóng dày hơn các loại mắc cài thông thường, do đó có thể khiến bạn cảm thấy bị cộm, vướng, khó chịu trong quá trình đeo niềng
- Chi phí cao khoảng từ 35 triệu đồng.


Niềng răng trong suốt (Invisalign)
Sử dụng các máng niềng silicon trong suốt, không có mắc cài, không có dây cung, không cần nhổ răng, không đau đớn khi siết mắc cài. Đặc biệt, có thể tháo ra và lắp vào trước khi ăn uống. Đây là phương pháp niềng răng hiện đại và thông minh nhất hiện nay.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ tối đa
- Rút ngắn thời gian điều trị
- Tiện lợi, dễ dàng tháo lắp
- Không gây kích ứng, tổn thương mô mềm
-Giảm số lần tái khám định kỳ so với niềng mắc cài
HÀM DUY TRÌ SAU NIỀNG
Hàm duy trì còn được gọi là khí cụ ổn định răng sau khi tháo niềng.
Chúng làm nhiệm vụ cố định răng vững hơn trong xương hàm, phòng ngừa răng chạy lại sau niềng. Có 3 loại hàm duy trì phổ biến:

Hàm duy trì cố định
Chất liệu: làm dây từ thép.
Gắn cố định vào bên trong của răng
Không cần phải tháo lắp, giúp tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao.
(Nhược điểm gây khó chịu, khó vệ sinh trong thời gian ban đầu khi bạn chưa quen)

Duy trì tháo lắp kim loại
Chất liệu: kim loại ôm sát 2 răng nanh.
Gắn vào khuôn Acrylic nằm trên vòm miệng và lưỡi
Hiệu quả cố định tốt, có thể lắp vào tháo ra tùy ý.
(Vì đeo vào mặt ngoài, nên hàm duy trì tháo lắp kim loại gây mất thẩm mỹ)

Hàm duy trì trong suốt
Chất liệu: nhựa tương tự như máng niềng Invisalign.
Dễ dàng tháo lắp để ăn uống và vệ sinh.
Độ trong suốt thẩm mỹ cao, nên bạn có thể đeo chúng trong suốt cả ngày
Hàm trong suốt có thể tăng hiệu quả ổn định.
Bảng giá
Niềng răng mắc cài tại Nha Khoa Phương Đông (đơn vị tính: 1 hàm).
MẮC CÀI
-
Mắc cài kim loại $7.5000.000 vnđ
-
Mắc cài sứ $10.500.000 vnđ
-
Mắc cài Sapphire $10.500.000 vnđ
-
Mắc cài mặt lưỡi (Mặt trong) $10.500.000 vnđ
HÀM DUY TRÌ
-
Khung duy trì kết quả chỉnh nha tháo lắp $2.000.000 vnđ
-
Khung duy trì kết quả chỉnh nha cố định $2.000.000 vnđ
-
Hàm Hawley duy trì chỉnh nha $2.000.000 vnđ